Pages

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TÂY NGUYÊN

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI


Đất bazan thích hợp trồng cây công nghiệp
Tây Nguyên có đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60% đất bazan cả nước, rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, trà. 
Cà phê chiếm diện tích lớn ở Tây Nguyên
Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (170 nghìn ha) và cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao. 
Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, chủ yếu tại Gia Lai và Đắk Lắk. 
Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu tằm, nuôi tằm tập trung lớn nhất nước ta, nhiều nhất là ở Bảo Lộc Lâm Đồng. Ở đây có liên hiệp các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.
Nhờ địa thế cao nguyên và nhiều thác nước, nên tài nguyên thủy năng của vùng lớn và được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim (160.000 kW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đray H'inh (12.000 kW) trên sông Serepôk. Mới đây, công trình thủy điện Yaly (700.000 kW) đưa điện lên lưới từ năm 2000 và đang có dự kiến xây dựng các công trình thủy điện khác như Bon Ron - Đại Ninh, Plây Krông. Tây Nguyên không giàu tài nguyên khoáng sản, chỉ có bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn là đáng kể.
Trường cấp I dần dà mọc lên gần khắp các xã. Ở huyện lỵ nào, cũng có trường cấp II, đôi khi cấp III. Con cháu người bản xứ đã được có nhiều cơ hội học tập hơn.
Sự giao thông được mở rộng, tạo điều kiện tốt cho du lịch, trao đổi hàng hóa. Thị trường cũng được mở rộng.
Đã có mặt người dân tộc trong cơ cấu các cấp ủy, ủy ban, cơ quan. Người dân tộc được góp phần có tiếng nói riêng của mình.
Gia tăng sản xuất, chẳng hạn như việc đưa lúa nước mà năng suất cao hơn để thay thế lúa rẫy, nhưng đồng thời cũng thay đổi phương pháp canh tác từ lâu đời.
Theo tổng hợp của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, từ năm 2001 đến 2007, tổng vốn đầu tư cho phát triển vùng Tây Nguyên lên đến 57 nghìn tỷ đồng và năm 2008 con số này là 24 nghìn tỷ đồng. Bình quân mỗi năm Tây Nguyên được đầu tư khoảng 4 nghìn tỷ đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, tổng mức đầu tư cho phát triển hệ thống giao thông vùng Tây Nguyên từ năm 2001 đến 2010 khoảng 7.949 tỷ đồng. Cụ thể trong 5 năm qua đã đầu tư nâng cấp 3 sân bay, 13 tuyến quốc lộ, 57 tuyến tỉnh lộ và hàng trăm tuyến đường liên huyện, liên xã, nhờ vậy đã có hơn 99,2% số xã có đường ô tô đến trung tâm. Đặc biệt, Dự án đường Trường Sơn Đông do Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư đang được thi công, trong tổng số 668 km có 490 km đi qua các tỉnh Tây Nguyên chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các tỉnh Tây Nguyên phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Về đầu tư hệ thống thủy lợi, từ năm 2004 đến 2008, toàn vùng Tây Nguyên đã xây dựng mới 7 công trình, bảo đảm nước tưới cho 20.000 ha cây trồng, nâng năng lực tưới lên hơn 57% tổng diện tích cây trồng.
Đặc biệt, từ đầu năm 2008 đến nay, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở Tây Nguyên đã ưu tiên cho vùng khó khăn, và địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng năm 2008, tổng vốn đầu tư cho các chương trình, dự án vào địa bàn đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên lên đến 1.247 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2007.
Từ các nguồn đầu tư trên, các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai xây dựng 210 hạng mục đường giao thông, điện lưới, trạm y tế, trường học, nhà văn hóa cộng đồng và 260 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và nhân dân vùng đặc biệt khó khăn.
Tháng 4/2006, Dự án cấp điện cho các buôn làng ở 5 tỉnh Tây Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với tổng kinh phí đầu tư 1.094 tỷ đồng, trong đó 85% vốn ngân sách và 15% vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Theo tiến độ đã được phê duyệt, dự án này sẽ hoàn thành trong năm 2009, cấp điện cho 1.338 thôn buôn với khoảng 114 nghìn hộ dân được thụ hưởng (trong tổng số 173 nghìn hộ dân trong vùng chưa có điện), nâng tỷ lệ hộ dân có điện ở Tây Nguyên lên hơn 90%.
Cũng nhờ sự chăm lo đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp giáo dục và y tế, nên đến nay Tây Nguyên đã có 2.331 trường học các cấp, trong đó có 3 trường đại học, 26 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 59 trung tâm dạy nghề, 52 trường dân tộc nội trú, đáp ứng nhu cầu học tập cho hơn 1,5 triệu học sinh, sinh viên và cơ bản xóa tình trạng học 3 ca; toàn vùng xây dựng được 1.500 cơ sở khám chữa bệnh, với hơn 7.600 giường bệnh, trong đó có 59 bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, 71% số xã có bác sĩ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét