Pages

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

KÊU GỌI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHỮNG TIỀM NĂNG CỦA TÂY NGUYÊN

Như các bạn đã biết về những thế mạnh, những thuận lợi cũng như tiềm năng của Tây Nguyên chắc hẳn mọi người đã có định hướng cho những công việc sẽ làm trong thời gian sắp tới, ngoài ra có thể tận dụng được những tiềm năng vốn có của Tây nguyên mà trước đây chưa được khai thác sâu, tốt, hiệu quả  nhằm tạo ra được những điều mới mẻ dựa trên cái có sẵn. Như vậy sẽ giúp nâng cao vị trí của mọi người và phát triển kinh tế- xã hội trong vùng của chúng tôi cũng như góp phần vào việc bảo vệ và  phát triển của đất nước.

Diễn đàn xúc tiến đầu tư phát triển kinh tế Tây Nguyên
Không chỉ vậy chúng tôi cũng trình bày cho mọi người thấy những khó khăn của vùng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội đến cho mình và nghĩ rằng không có cách giải quyết. Đây chỉ là một thách thức để chúng ta khẳng định bản thân mình ví dụ như với khí hậu mùa khô kéo dài ảnh hưởng tới việc tưới nước cho các loại cây trồng nhưng dựa vào đó chúng ta sẽ mở các xí nghiệp chế biến lâm sản để phơi khô các loại nông sản vào mùa khô. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ của chúng tôi nêu ra và tôi chắc rằng quý vị sẽ có những ý tưởng và phương pháp hay hơn nhiều.
Nếu các bạn đầu tư vào bất cứ lĩnh vực nào của Tây Nguyên thì chúng tôi sẽ giành cho các bạn tất cả những lợi nhuận và ưu đãi cao:
  • Thứ nhất, về nhân công chúng tôi sẽ tìm kiếm cho quý vị và sẽ mở một "TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VỀ CÔNG NGHỆ, KĨ THUẬT CHUYÊN MÔN" cho người lao động nhưng điều đó một phần nhờ sự trợ giúp kinh phí của các bạn.
  • Thứ hai, chúng tôi sẽ cho người quản lý có trình độ chuyên môn cao về từng địa phương, về những vùng sâu, vùng xa để phát triển hết các thế mạnh của vùng.
  • Thứ ba, chúng tôi sẽ có những chính sách ưu đãi cho các bạn  như giảm chi phí cho việc thu mua các sản phẩm ở vùng chúng tôi, giảm các chi phí vận chuyển……. và xin sự giúp đỡ của địa phương giành cho các bạn.
Sự chấp nhận đầu tư của các bạn không những  mang lại lợi ích về nhiều mặt cho các bạn mà còn giúp đỡ  việc bộc lộ và phát triển những tiềm năng vốn có của chúng tôi, sẽ tạo được công ăn việc làm cho mọi người, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi nhà về mọi mặt và mọi người sẽ biết đến vùng đất của chúng tôi, không chỉ vậy điều này còn góp phần phát triển đất nước Việt Nam ta, tôi tin rằng với những gì tôi đã trình bày trên, mọi người sẽ không ngần ngại đưa ra những dự án đầu tư vào Tây Nguyên
Sự phát triển của Tây Nguyên
Hi vọng chúng ta sẽ có những hợp đồng và những dự án đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận và thành công trong thời gian sắp tới. 
CHÚC SỨC KHỎE VÀ THÀNH CÔNG 

MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VÀO TÂY NGUYÊN

Ngoài những tiềm năng, thế mạnh ở Tây ngoài vẫn còn một vài hạn chế nhất định, dù không lớn nhưng đây cũng một trong những sự thách thức đối với các nhà đầu tư vào Tây nguyên. Cụ thể như:
Nạn phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi
  • Nạn phá rừng, khai thác gỗ quý không được kiểm soát chặt chẽ và không quan tâm đến việc trồng mới và bảo vệ rừng. Rừng Tây Nguyên sẽ sớm bị phá trụi.
  • Sự di dân không được kế hoạch chu đáo. Người Việt lên Tây Nguyên ngày càng đông (78-80%) đã và sẽ chiếm hết những vùng đất thuận lợi của người dân tộc, đẩy họ vào sâu trong rừng thẳm và gây nên hiềm khích kéo dài.
  • Phá hỏng hoặc thay đổi cơ cấu cổ truyền làng xã và đời sống tâm linh của người dân tộc. Bên cạnh đó, thái độ của những cán bộ và người Kinh đối với phong tục, tập quán cổ truyền của các dân tộc chưa tương xứng.
  • Mùa khô kéo dài, ảnh hưởng đến việc tưới tiêu gây khó khăn trong việc đưa nước tưới vào rẫy.
Mùa khô ở Tây Nguyên
  • Trình độ dân trí thấp, thiếu cơ sở vật chất.
Chúng tôi đưa ra những hạn chế này nhằm để các bạn những nhà đầu tư mới có thể đưa ra những dự án và ý tưởng cho việc đầu tư vào Tây Nguyên, cũng như lường trước được những khó khăn mà các bạn sẽ gặp phải trong thời gian sắp tới.

THẾ MẠNH - TIỀM NĂNG CỦA TÂY NGUYÊN

Chúng tôi, các chuyên viên sở kế hoạch đầu tư của khu vực Tây Nguyên đã khảo sát và kết quả cho thấy Tây Nguyên có rất nhiều thế mạnh và tiềm năng phát triển, có thể đem lại lợi nhuận rất lớn cho các nhà đầu tư khi đưa vốn đầu tư vào khu vực này. Điển hình như các thế mạnh về:

    * Các cây công nghiệp lâu năm như:
Cà phê, ca cao, dâu tằm, hồ tiêu, cao su, chè…

    * Thủy năng:

Thác Dray Sap ở Buôn Mê Thuộc_Tây Nguyên
  • Thác nước Dray Sap ở Buôn Mê Thuột cách trung tâm thành phố 14km về hướng Nam dọc theo quốc lộ 14.
  • Thác Pongour hay còn gọi là thác Bảy tầng toạ lạc tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt 50 km.
  • Thác Camly toạ lạc giữa trung tâm thành phố với dòng chảy cao khoảng 10m, cách trung tâm Đà Lạt 5km và được đưa vào khai thác từ năm 2000.
  • Nhà máy thủy điện Yaly
  • Có các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng như nhà máy thủy điện Xêxan ( III, IV), Xrêpok ( III, IV), Đanhim, Yaly, Đrây h’ling, Đồng Nai III, Đồng Nai IV,Đứa Xuyên, Buôn Tua Srah, Buôn Kuôp….
   * Lâm sản
Tây Nguyên là vùng giàu có tài nguyên rừng trong cả nước. Rừng  là kho vàng  xanh của cả nước, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ, chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.
"Kho vàng xanh" ở Tây Nguyên
Tây Nguyên có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế: Cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…
Đây là môi trường sinh sống cho nhiều loại động vật quý hiếm như: Voi, bò tót, gấu…
   * Khoáng sản:   
        Than bùn, than nâu, sét cao lanh, puzơlan. Bô-xít ở Tây Nguyên có trữ lượng rất lớn, thu hút rất nhiều nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp lớn nhỏ.

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TÂY NGUYÊN

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI


Đất bazan thích hợp trồng cây công nghiệp
Tây Nguyên có đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60% đất bazan cả nước, rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, trà. 
Cà phê chiếm diện tích lớn ở Tây Nguyên
Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (170 nghìn ha) và cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao. 
Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, chủ yếu tại Gia Lai và Đắk Lắk. 
Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu tằm, nuôi tằm tập trung lớn nhất nước ta, nhiều nhất là ở Bảo Lộc Lâm Đồng. Ở đây có liên hiệp các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.
Nhờ địa thế cao nguyên và nhiều thác nước, nên tài nguyên thủy năng của vùng lớn và được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim (160.000 kW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đray H'inh (12.000 kW) trên sông Serepôk. Mới đây, công trình thủy điện Yaly (700.000 kW) đưa điện lên lưới từ năm 2000 và đang có dự kiến xây dựng các công trình thủy điện khác như Bon Ron - Đại Ninh, Plây Krông. Tây Nguyên không giàu tài nguyên khoáng sản, chỉ có bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn là đáng kể.
Trường cấp I dần dà mọc lên gần khắp các xã. Ở huyện lỵ nào, cũng có trường cấp II, đôi khi cấp III. Con cháu người bản xứ đã được có nhiều cơ hội học tập hơn.
Sự giao thông được mở rộng, tạo điều kiện tốt cho du lịch, trao đổi hàng hóa. Thị trường cũng được mở rộng.
Đã có mặt người dân tộc trong cơ cấu các cấp ủy, ủy ban, cơ quan. Người dân tộc được góp phần có tiếng nói riêng của mình.
Gia tăng sản xuất, chẳng hạn như việc đưa lúa nước mà năng suất cao hơn để thay thế lúa rẫy, nhưng đồng thời cũng thay đổi phương pháp canh tác từ lâu đời.
Theo tổng hợp của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, từ năm 2001 đến 2007, tổng vốn đầu tư cho phát triển vùng Tây Nguyên lên đến 57 nghìn tỷ đồng và năm 2008 con số này là 24 nghìn tỷ đồng. Bình quân mỗi năm Tây Nguyên được đầu tư khoảng 4 nghìn tỷ đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, tổng mức đầu tư cho phát triển hệ thống giao thông vùng Tây Nguyên từ năm 2001 đến 2010 khoảng 7.949 tỷ đồng. Cụ thể trong 5 năm qua đã đầu tư nâng cấp 3 sân bay, 13 tuyến quốc lộ, 57 tuyến tỉnh lộ và hàng trăm tuyến đường liên huyện, liên xã, nhờ vậy đã có hơn 99,2% số xã có đường ô tô đến trung tâm. Đặc biệt, Dự án đường Trường Sơn Đông do Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư đang được thi công, trong tổng số 668 km có 490 km đi qua các tỉnh Tây Nguyên chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các tỉnh Tây Nguyên phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Về đầu tư hệ thống thủy lợi, từ năm 2004 đến 2008, toàn vùng Tây Nguyên đã xây dựng mới 7 công trình, bảo đảm nước tưới cho 20.000 ha cây trồng, nâng năng lực tưới lên hơn 57% tổng diện tích cây trồng.
Đặc biệt, từ đầu năm 2008 đến nay, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở Tây Nguyên đã ưu tiên cho vùng khó khăn, và địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng năm 2008, tổng vốn đầu tư cho các chương trình, dự án vào địa bàn đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên lên đến 1.247 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2007.
Từ các nguồn đầu tư trên, các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai xây dựng 210 hạng mục đường giao thông, điện lưới, trạm y tế, trường học, nhà văn hóa cộng đồng và 260 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và nhân dân vùng đặc biệt khó khăn.
Tháng 4/2006, Dự án cấp điện cho các buôn làng ở 5 tỉnh Tây Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với tổng kinh phí đầu tư 1.094 tỷ đồng, trong đó 85% vốn ngân sách và 15% vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Theo tiến độ đã được phê duyệt, dự án này sẽ hoàn thành trong năm 2009, cấp điện cho 1.338 thôn buôn với khoảng 114 nghìn hộ dân được thụ hưởng (trong tổng số 173 nghìn hộ dân trong vùng chưa có điện), nâng tỷ lệ hộ dân có điện ở Tây Nguyên lên hơn 90%.
Cũng nhờ sự chăm lo đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp giáo dục và y tế, nên đến nay Tây Nguyên đã có 2.331 trường học các cấp, trong đó có 3 trường đại học, 26 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 59 trung tâm dạy nghề, 52 trường dân tộc nội trú, đáp ứng nhu cầu học tập cho hơn 1,5 triệu học sinh, sinh viên và cơ bản xóa tình trạng học 3 ca; toàn vùng xây dựng được 1.500 cơ sở khám chữa bệnh, với hơn 7.600 giường bệnh, trong đó có 59 bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, 71% số xã có bác sĩ.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TÂY NGUYÊN

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.  Đất
- Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600m so với mặt biển (1,4 triệu ha, chiếm 2/3 diện tích đất đỏ của cả nước, có tầng phân hóa sâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng). Phân bố tập trung thành những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh có quy mô lớn.
Đất đỏ bazan ở Tây Nguyên chiếm 2/3 diện tích
- Với diện tích dất đỏ như thế nên Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ và cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn.
2.  Khí hậu:
- Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, có 1 mùa khô kéo dài tạo điều kiện để phơi sấy và bảo quản sản phẩm.
- Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao 400-500m, khí hậu khô nóng thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, các cao nguyên có độ cao trên 1000 m thích hợp phát triển cây công nghiệp cận nhiệt và  ôn đới.
- Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao.
- Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, khí hậu khô và lạnh, độ ẩm thấp, thường có gió cao nguyên từ cấp 4 đến cấp 6. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát, rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển. Nhiệt độ trung bình hàng năm 240C; lượng ánh sáng dồi dào, cường độ ổn định. Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình hàng năm 240-250 kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình 2.200-2.700 giờ/năm. Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn (mùa khô biên độ từ 15-200C, mùa mưa biên độ từ 10-150C). Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.900-2.000mm, tập trung chủ yếu trong mùa mưa.

3. Rừng và khoáng sản
Rừng  chiếm phần lớn diện tích Tây Nguyên
Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn.

Với diện tích lớn (độ che phủ 54,6%), hệ động thực vật đa dạng, Tây Nguyên có điều kiện rất tốt để phát triển nghề rừng và công nghiệp rừng; đồng thời cũng là nơi giữ vai trò cân bằng sinh thái, là nguồn sinh thủy của hệ thống sông suối khu vực miền Trung và Đông Nam bộ. Những năm gần đây, để bảo tồn tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ở Tây Nguyên đã quy hoạch 14 khu bảo tồn và vườn quốc gia cùng với hàng chục khu bảo tồn nhỏ và rừng đặc dụng khác, với tổng diện tích khoảng 460.000 ha (chiếm 8,3% diện tích tự nhiên toàn vùng).
Khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên
Tài nguyên khoáng sản ở Tây Nguyên khá đa dạng. Một số loại đã được điều tra có trữ lượng lớn như: than bùn, than nâu, sét cao lanh, puzơlan. Đặc biệt là bô-xít có trữ lượng rất lớn (dự báo khoảng 4,5 tỷ tấn) chiếm 91% trữ lượng bô-xít của cả nước, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA TÂY NGUYÊN

V TRÍ ĐỊA LÝ CỦA TÂY NGUYÊN
- Tây nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng

Vùng kinh tế trọng điểm Tây Nguyên
- Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.
- Độ cao trung bình khoảng 600-800 mét so với mặt biển, nhưng có nơi rất thấp (như khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk giáp với Campuchia chỉ cao 200 mét), có nơi rất cao (thành phố Đà Lạt 1.500 mét). Có nhiều dãy núi trùng điệp với những đỉnh núi cao trên 2.000 mét như: Ngọc Linh, Ngọc Niay, Chư Hmu, Cư Yang Sin, Lang Biang.
- Tây Nguyên có một mạng lưới sông suối khá dày, nhiều ghềnh thác; là nơi khởi nguồn của 4 hệ thống sông chính gồm: hệ thống sông Pô Kô - Sê San ở Kon Tum đổ vào sông Mê Kông; hệ thống sông Ba - Ayun ở Gia Lai đổ vào sông Đà Rằng chảy ra biển Đông; hệ thống sông Sêrêpôk ở Đắk Lắk đổ vào sông Mê Kông và hệ thống sông Đồng Nai ở Đắk Nông và Lâm Đồng chảy ra biển Đông.
- Có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Có thể nói Tây Nguyên có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, chính nhờ điều đó mà Tây Nguyên đã - đang và sẽ thu hút nhiều nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.