ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Đất
- Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600m so với
mặt biển (1,4 triệu ha, chiếm 2/3 diện tích đất đỏ của cả nước, có tầng phân
hóa sâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng). Phân bố tập trung thành những mặt bằng
rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh có
quy mô lớn.
Đất đỏ bazan ở Tây Nguyên chiếm 2/3 diện tích |
- Với diện tích dất đỏ như thế nên Tây Nguyên rất phù hợp với những cây
công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng
đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây
Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ và
cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng,
trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn,
Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn.
2. Khí hậu:
- Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, có 1 mùa khô kéo dài tạo điều
kiện để phơi sấy và bảo quản sản phẩm.
- Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao 400-500m, khí hậu khô nóng thích hợp
cho việc trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, các cao nguyên có
độ cao trên 1000 m thích hợp phát triển cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
- Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai
mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng
và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500
m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà
Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao.
- Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió
mùa cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến
tháng 4 năm sau, khí hậu khô và lạnh, độ ẩm thấp, thường có gió cao nguyên từ cấp
4 đến cấp 6. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát, rất thuận
lợi cho các loại cây trồng phát triển. Nhiệt độ trung bình hàng năm 240C; lượng
ánh sáng dồi dào, cường độ ổn định. Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình hàng
năm 240-250 kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình 2.200-2.700 giờ/năm. Biên độ dao động
nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn (mùa khô biên độ từ 15-200C, mùa mưa biên độ từ
10-150C). Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.900-2.000mm, tập trung chủ yếu
trong mùa mưa.
3. Rừng và khoáng sản
Rừng chiếm phần lớn diện tích Tây Nguyên |
Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện
tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như
chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn.
Với diện tích lớn (độ che phủ 54,6%), hệ động thực vật đa dạng, Tây Nguyên có điều kiện rất tốt để phát triển nghề rừng và công nghiệp rừng; đồng thời cũng là nơi giữ vai trò cân bằng sinh thái, là nguồn sinh thủy của hệ thống sông suối khu vực miền Trung và Đông Nam bộ. Những năm gần đây, để bảo tồn tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ở Tây Nguyên đã quy hoạch 14 khu bảo tồn và vườn quốc gia cùng với hàng chục khu bảo tồn nhỏ và rừng đặc dụng khác, với tổng diện tích khoảng 460.000 ha (chiếm 8,3% diện tích tự nhiên toàn vùng).
Khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên |
Tài nguyên khoáng sản ở Tây Nguyên khá đa dạng. Một số
loại đã được điều tra có trữ lượng lớn như: than bùn, than nâu, sét cao lanh,
puzơlan. Đặc biệt là bô-xít có trữ lượng rất lớn (dự báo khoảng 4,5 tỷ tấn) chiếm
91% trữ lượng bô-xít của cả nước, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng.
mình dc sinh ra ở tây nguyên nhưng cũng chưa hiểu nhiều về nơi này, mình thích nhất là thế mạnh và điều kiện tự nhiên nơi đây, cám ơn các bạn đã cho mọi người thêm những kiến thức hữu ích nha
Trả lờiXóa